Dị ứng lông mèo - nguyên nhân, cách phòng tránh (2020)

Ngày:22/05/2020 lúc 08:17AM

Có không ít người bị dị ứng với lông động vật như mèo, chó… Nếu bạn cũng thuộc nhóm này, hãy đọc bài viết sau đây để xem mình cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé!

Biểu hiện của người bị dị ứng lông mèo

Người dị ứng lông mèo chỉ cần tiếp xúc hoặc đến một nơi hơi kín gió có lông mèo là đã có phản ứng rõ rệt. Thông thường, họ sẽ lập tức hắt hơi và kho ngay khi tiếp xúc.

Một lát sau, mũi có thể bị nghẹt, chảy nước mũi dẫn đến thở khò khè. Nặng hơn có thể khó thở và tức ngực.

Phần mắt có thể ứa nước mắt, ngứa ngáy nhẹ. Có những người còn bị đỏ mắt. 

Trường hợp mẫn cảm hơn có thể gây nổi mẩn đỏ, mề đay trên da. Ngoài ra, còn bị sưng vùng mặt nếu không lập tức rời khỏi nơi có lông mèo.

Nguyên nhân bị dị ứng lông mèo

Trên lông, da và nước bọt của mèo có các dị nguyên. Đây chính là những loại protein gây dị ứng. Khoa học đã chứng minh được, mọi dị nguyên ở mèo đều gây ra dị ứng cho người. Tuỳ theo mức độ dị ứng lông mèo nặng hay nhẹ và cơ địa của từng người mà sẽ có những phản ứng khác nhau.

Mức độ dị nguyên ở trong một ngôi nhà có nhiều mèo sẽ cao hơn nhà có ít mèo. Mật độ này không bị tác động bởi độ dài lông mèo, giới tính mèo… Dô đó, dù bạn có để mèo bên ngoài nhà thì bạn vẫn chịu một mật độ dị nguyên tương đương với số lượng mèo bạn đang nuôi.

Người bị ứng lông mèo nên làm gì?

Người bị dị ứng lông mèo tốt nhất nên tránh tiếp xúc hoàn toàn với môi trường có mèo. Bởi vì nếu có mèo được nuôi ở đó thì lông mèo có thể sẽ vương vãi xung quanh. Do đó, bạn không nên nuôi mèo, nên tránh đến chơi nhà những người bạn có nuôi mèo, những quán cafe mèo…

Nếu bạn bị dị ứng lông mèo mức độ nhẹ hơn thì có thể cân nhắc việc gặp mèo hoặc nuôi mèo nếu có thành viên trong gia đình nuôi mèo. Tuy nhiên, bạn không nên để chúng sinh hoạt trong phạm vi toàn bộ ngôi nhà, đặc biệt là tránh nơi bạn ăn, ngủ. Bạn có thể cho chúng ở trong chuồng, buồng cho mèo.

Trường hợp vẫn muốn nuôi mèo, bạn nên hạn chế ôm, hôn mèo. Nếu cầm lòng không đặng thì có thể “sờ mó” hoàng thượng một chút rồi đi rửa tay thật sạch bằng xà phòng nhé!

Hoặc nếu nhà không có gì ngoài điều kiện thì bạn nên lắp một chiếc máy lọc không khí. Nên đặt máy ở phòng ngủ hoặc phòng khách và mở liên tục cả ngày, đêm. Máy sẽ lọc bớt các dị nguyên của mèo để không khí trong lành hơn. 

Nhà cửa cũng cần vệ sinh thường xuyên bằng cách lau dọn. Lưu ý nên dùng máy hút bụi để hút sạch lông mèo vương vãi khắp nhà. Nhớ đeo bao tay và khẩu trang, vì bạn sẽ phải len vào từng kẹt nhà đó!

Hoàng thượng nên được tắm rửa, vệ sinh ít nhất 1 lần/tuần bằng dung dịch tắm chuyên dụng. Như vậy sẽ loại bỏ bớt dị nguyên trên lông mèo. 

Đặc biệt, bạn có thể chích ngừa dị ứng để cuộc sống bên boss trở nên hạnh phúc và dễ dàng hơn! Một khi cơ thể đã có sức đề kháng thì bạn không cần phải lo về việc dị ứng lông mèo nữa.

Dị ứng lông mèo đến mức độ nào thì cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị dị ứng lông mèo với các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần vẫn không hết thì nên đến bác sĩ để kiểm tra. Hoặc nghẹt mũi nặng, khó thở nhiều kèm với khò khè thì bạn cũng nên đi bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Những biểu hiện như khó thở, mẩn đỏ, sưng mặt, ngứa mắt cũng không nên trì hoãn việc khám bệnh. Bởi vì đây là những dị ứng khá mạnh, chứng tỏ cơ thể bạn không thể hoà hợp với cuộc sống có mèo.

Một số biến chứng khi bị dị ứng với lông mèo

Nếu không hạn chế những trường hợp gây dị ứng lông mèo và cơ địa bạn nhạy cảm thì có thể sẽ gặp phải những rủi ro này. Tệ nhất sẽ là dị ứng như phát ban, chàm (eczema) hay ngứa rát da. 

Đây là những kiến thức bạn cần biết nếu chuẩn bị nuôi mèo hoặc bản thân là người dị ứng lông mèo. Không thể phủ nhận nuôi mèo giúp chúng ta đỡ cô đơn, vui vẻ hơn và biết sống giàu tình cảm hơn. Nhưng nếu bạn bị dị ứng thì nên cố gắng dùng nhiều biện pháp hạn chế ảnh hưởng của lông mèo nhé!

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

Gọi ngay cho chúng tôi 0922 333 111