Chia sẻ từ A-Z kinh nghiệm chăm sóc mèo đẻ (2020)

Ngày:15/03/2020 lúc 22:13PM

"Boss" mèo của bạn vừa đẻ một lứa gồm toàn mèo con dễ thương. Mèo của bạn có khả năng chăm sóc mèo con - tất nhiên rồi. Nhưng ai sẽ chăm sóc cho mèo mẹ trong thời kỳ "bỉm sữa" đây? Câu trả lời chỉ có một: chính là bạn! Vì vậy, hãy tham khảo liền tay cách chăm sóc mèo đẻ từ Dog Paradise để có thể chăm sóc cho gia đình nhỏ của mèo một cách chu đáo nhé!


Chăm sóc mèo con mới đẻ

Hai đến ba tuần đầu tiên là thời gian quan trọng nhất đối với mèo mẹ và mèo con mới sinh. Mèo con nên được chăm sóc kỹ lưỡng để phát triển khỏe mạnh, và mẹ của chúng thường sẽ xuất hiện các triệu chứng của bất kỳ vấn đề sau sinh nào vào thời điểm này.

chăm sóc mèo đẻ 1


Việc bạn cần làm là hãy giữ mèo mẹ và con của nó trong nơi yên tĩnh của ngôi nhà; một phòng riêng là lý tưởng và phải đảm bảo phòng đủ ấm. Và vì bạn đã chăm sóc mèo mẹ trong suốt cả thời gian dài, nên chúng cũng không ngại để bạn - những "người ông", "người bà" chăm sóc phụ đàn "cháu nhỏ" đâu. Hãy thường xuyên ghé thăm mấy mẹ con nhà mèo nhé.

chăm sóc mèo đẻ 2


Ngoài ra, bạn cần sử dụng một chiếc hộp đủ lớn để thoải mái cho cả mèo mẹ và mèo con. Chồng khăn sạch để lót hộp. Và đặt các dụng cụ ăn uống như hộp đựng thức ăn, thức ăn cho mèo hoặc các loại pate thức ăn ướt cho mèo và bát nước của mèo mẹ bên cạnh, và tiếp tục cho nó ăn thức ăn cho mèo con đóng hộp chất lượng cao (thay thế sữa cho mèo con).


Phòng ngừa các nguy cơ về sức khỏe cho mèo con

Vấn đề sức khỏe ở mèo con rơi vào ba loại: bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh do ký sinh trùng và một số bệnh bẩm sinh.

chăm sóc mèo đẻ 3

 

Tình trạng này, có thể có nhiều nguyên nhân, xảy ra khi một chú mèo con không phát triển tốt như các anh chị em cùng trang lứa. Nếu bạn nhận thấy một trong những chú mèo con trong lứa mới ngủ nhiều hơn anh chị em của nó và thường thờ ơ, không quan tâm mọi chuyện xung quanh, đây có thể là dấu hiệu của hội chứng mang tên FKS - đòi hỏi phải được đưa đi khám bác sĩ thú ý ngay lập tức.


Chú ý đến sức khỏe của mèo mẹ

Sau đây là một số tình trạng có thể xảy ra với mèo cưng của bạn khi bé ấy vừa mới hạ sinh một đàn con kháu khỉnh.

Nhiễm trùng tuyến vú

Bệnh nhiễm trùng của tuyến vú xảy ra khi cường độ sản xuất sữa của mèo mẹ quá nhiều và quá nặng. Khi đó, sữa được giữ lại và khiến các đầu ti bầm tím. Lúc này, mèo con có thể cần được cho ăn bằng tay cho đến khi mèo mẹ đã hồi phục hoàn toàn.

Hạ canxi máu

Hạ canxi máu, còn được gọi là "sốt sữa", hiếm gặp ở mèo và nguyên nhân là do thiếu canxi trong khi mang thai và cho con bú. Các triệu chứng bao gồm co giật, loạng choạng, run cơ, bồn chồn và thở hổn hển quá mức. Hạ canxi máu cũng là một bệnh mà bạn nên gọi cấp cứu thú y. Những chú mèo con sẽ cần được cho ăn bằng tay cho đến khi mẹ được phục hồi - cũng như tình trạng phía trên vậy.

chăm sóc mèo đẻ 4

Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng của tử cung. Mặc dù mèo mẹ sẽ có dịch tiết âm đạo bình thường sau khi sinh ra mèo con, nhưng chất dịch có mùi hôi chính là dấu hiệu báo cho bạn biết. Các triệu chứng khác bao gồm lờ đờ, sốt và mất khả năng tiết sữa.

chăm sóc mèo đẻ 5


Mèo mẹ có thể phải nhập viện để điều trị. Một lần nữa, bạn sẽ phải nuôi và chăm sóc những chú mèo con trong trường hợp này. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ với Dog Paradise ngay nhé!


Hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc mèo đẻ của Dog Paradise hữu ích với các bạn. Đừng quên theo dõi blog của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về cách nuôi mèo nói riêng và nuôi thú cưng nói chung nhé! Chúc các bạn một ngày tốt lành!

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

Gọi ngay cho chúng tôi 0922 333 111